banner
Thứ Sáu, Ngày 29 Tháng 03 Năm 2024
Tiếng Việt

Mind Mapping – công cụ ghi chép tối ưu

Ngày đăng: 01/12/2020
Lượt xem: 3322

I. Nguồn gốc của Mind Map (Sơ đồ tư duy)

 

Tony Buzan là nhà sáng lập ra phương pháp Mind Map (Sơ đồ tư duy), ông là nhà văn, nhà diễn thuyết, đồng thời là nhà cố vấn hàng đầu thế giới cho các chính phủ, doanh nghiệp, ngành nghề, các trường đại học cũng như các trường học về não bộ, kiến thức và những kỹ năng tư duy.

Tony_Buzan

Ông sinh năm 1942 tại London, tốt nghiệp Đại học British Columbia năm 1964, nhận bằng danh dự môn Tâm lý, Văn chương văn minh Anh, Toán học và Khoa học phổ thông. Tonu Buzan đạt danh hiệu người có trí thông minh sáng tạo cao nhất thế giới (Creativity IQ), là người sáng lập Quỹ Não Bộ (Brain Trust), chủ tịch Tổ chức về Não Bộ (Brain Foundation) và là người phát triển khái niệm về Ngôn ngữ Não Bộ (Mental Literacy).

Ông là một trong những tác giả nổi tiếng nhất thế giới. Ông đã viết và xuất bản hơn 20 quyển sách về não bộ, về sự sáng tạo và việc học và thơ ca. Đến nay, những quyển sách của ông đã được dịch sang hơn 20 thứ tiếng và xuất bản ở hơn 50 nước.

Phương pháp tư duy của ông được dạy và sử dụng ở khoảng 500 tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới. Tạp chí Forbes từng bình luận: “Buzan chỉ ra cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cách thức giải phóng năng lực sáng tạo bản thân”. Hơn 250 triệu người đang sử dụng phương pháp Mind Map của Tony Buzan.

II. Sự khác biệt giữa kiểu ghi chú truyền thống và sơ đồ tư duy :

1. Kiểu ghi chú truyền thống

Như chúng ta đã biết, kiểu ghi chú truyền thống được hầu hết mọi người sử dụng. Đó là lối viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới như những gì chúng ta được học ở trường ngay từ nhỏ. Có 2 dạng ghi chú kiểu truyền thống cơ bản :

– Dạng 1 : cách thức ghi chép liên tục từng câu, chia ra đừng đoạn nhỏ. Cách ghi chép này chúng ta thường nhìn thấy trong sách, báo, tiểu thuyết

– Dạng 2 : cách thức ghi chép theo kiểu phân loại ra nhiều phần mục có các cấp độ lớn nhỏ khác nhau, các đoạn văn hoặc câu văn được đánh số và sắp xếp theo trình tự lớn nhỏ như I, II, III, 1, 2, 3, a,b,c, v.v… và là cách mà tôi đang sử dụng để thực hiện bài viết này.

Mặc dù phương pháp này rất nhiều người sử dụng. Ngay từ hồi học mẫu giáo, bản thân mỗi người chúng ta đã được dạy phải viết theo hàng theo lối như thế, nhưng liệu nó có mang lại kết quả tốt nhất cho chúng ta hay không? Trong một lớp học, số học sinh giỏi thường chỉ chiếm khoảng 5%. Nếu cách ghi chép này mang lại nhiều hiệu quả cho chúng ta, vậy sao số học sinh giỏi không phải là phần 95% đó mà chỉ ở mức quá hạn chế như vậy? Điều đó chứng minh rằng, khi tất cả mọi người đều dùng chung một phương pháp không có nghĩa đó là cách tốt nhất.

Vậy, chúng ta thường gặp những bất lợi gì với kiểu ghi chép truyền thống này?

  • Bất lợi đầu tiên phải nói đến đó là chúng ta không tiết kiệm được thời gian. Thật vậy, mặc dù bạn có chắt lọc nội dung thế nào đi chăng nữa, bạn cố gắng viết nó thành một câu văn hoàn chỉnh đúng ngữ pháp thì nó vẫn chứa đựng những từ không cần thiết cho trí nhớ của bạn. Trong một nội dung cần ghi nhớ, nếu bạn nắm bắt được những từ khóa (key word) thì bạn cũng dễ dàng tiếp thu được tất cả nội dung mà nó cần truyền đạt, nhưng kiểu ghi chép này chỉ chứa khoảng 20% là key word, ngoài ra 60-80% là những từ không cần thiết mà bạn sử dụng để bổ trợ cho keyword đó, giúp nó thành câu văn hoàn chỉnh. Do đó, khi phải tiếp thu quá nhiều thông tin không cần thiết như vậy, bạn đang lãng phí thời gian cho việc học và ghi chép của mình.
  • Bất lợi thứ 2 là nó không có khả năng giúp bạn nhớ bài tốt hơn. Khi bạn viết theo kiểu từ trái sang phải, từ trên xuống dưới như vậy, bắt buộc mắt của bạn cũng phải đọc theo một trình tự như vậy thì mới hiểu được nội dung. Tuy nhiên, nó lại được viết một cách nhàm chán, đơn điệu, sử dụng ít màu sắc, không có hình vẽ, không thể hiển sự khác nhau giữa các điểm chính trong bài, nhìn vào nó toàn thấy chữ và chữ. Do đó, để ghi nhớ thông tin, bạn phải đọc đi đọc lại nhiều lần, mà quá trình đọc đi đọc lại như vậy, bạn không thể nào nhớ được hết toàn bộ nội dung từ đầu đến cuối, bạn sẽ chỉ nhớ được phần đầu hoặc phần cuối của bài viết, không thể ghi nhớ hết được.
  • Bất lợi thứ 3 là nó không giúp bạn nâng cao khả năng tư duy sáng tạo. Não bộ của chúng ta được chia ra 2 bán cầu não. Bán cầu não trái giúp chúng ta ghi nhận những đường nét, từ ngữ, logic, còn bán cầu não phải ghi nhận màu sắc, hình ảnh, nhịp điệu, sự mơ mộng. Để nâng cao khả năng tư duy sáng tạo, chúng ta phải sử dụng được khả năng của cả 2 bán cầu, kiểu ghi chép truyền thống không đạt được điều đó.

Từ những điều trên, bạn có nghĩ là mình sẽ từ bỏ kiểu ghi chép truyền thống này mà trải nghiệm một cách khác không?

2. Lợi ích của Sơ đồ tư duy

  • Sơ đồ tư duy giúp bạn tiết kiệm thời gian và ghi nhớ tốt hơn vì nó chỉ sử dụng các từ khóa
  • Giúp bạn sáng tạo hơn, vì bạn có thể viết, vẽ tùy ý theo bạn muốn, không bắt buộc phải theo khuôn khổ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới như trước giờ nữa.
  • Nâng cao khả năng tư duy của bạn vì bạn sẽ sử dụng được cả hai bán cầu não cùng một lúc
  • Giúp bạn đưa ra các giải pháp để giải quyết một vấn đề
  • Giúp bạn nhìn thấy “bức tranh tổng thể” của nội dung cần ghi nhớ
  • Lập kế hoạch , ghi lại sự việc xảy ra theo trình tự thời gian như một kiểu viết nhật ký
  • Nâng cao khả năng thuyết trình
  • Tạo một dự án kinh doanh
  • ….

Còn rất nhiều công dụng mà Sơ đồ tư duy có thể mang đến cho bạn.

Theo https://uyen.vn

 

Các tin tức khác:
bnp1bnp
HondaVUGBài ca SVĐơn vị đồng hành 2Đơn vị đồng hành
----Liên kết website----
TRUNG ƯƠNG HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 64 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Ðiện thoại: 04.62631849; Fax : 04.38263874
Email: vanphonghsvvn@gmail.com


Đang online:
3
Tổng truy cập:
26.789.101
fbggtw